Tại Việt Nam Công_lục_Đông_Dương

Chúng được xếp vào nhóm 2B (động vật đặc biệt quý hiếm, nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại). Nếu muốn nuôi tại nhà, người chủ phải được giấy phép nuôi từ cơ quan chức năng và không được sử dụng với mục đích kinh doanh, giết thịt. Việc nuôi chim ngày càng phổ biến, trại nuôi chim ở nhiều nơi phục vụ cho nhu cầu trang trí, làm cảnh, làm thức ăn, du lịch, để thưởng ngoạn. Hiện nay có 2 loài chim công phổ biến là công lục còn gọi là công má vàng và loài Công du nhập từ Ấn Độ về được thuần hóa đến nay đã thích nghi với điều kiện và khí hậu của Việt Nam.

Quan niệm

Chúng xuất hiện trong các bộ tranh phong thủy, các tác phẩm thêu thùa, chim công còn là biểu tượng của cuộc sống gia đình, hôn nhân, giàu có, sung túc, loài chim này trở thành vật phong thủy, giúp điều hòa âm dương mang lại sự may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Quan niệm của nhiều người là mua những sợi lông đồng tiền của chim công về treo trong nhà theo thuật phong thủy vì khi đi lông công chạm đất hút khí âm, còn khi múa lông dựng lên trời hấp khí dương, đồng tiền màu xanh trên lông công biểu hiện tài lộc[16]. Nhiều người cho rằng, lông chim công có thể hút năng lượng từ trời đất, nên để dùng điều hòa âm dương trong nhà, cơ quan, văn phòng, cửa hàng kinh doanh, có thể lấy lại hòa khí.

Trước đây người ta còn dùng lông chim công làm đồ trang sức[10]. Cắm lông chim công vào bình là cách trang trí nhà cửa được yêu thích. Nhiều người thường đặt bình đựng lông công cạnh bàn thờ ông Địa, Thần Tài hay gắn ngoài cửa chính với mục đích xua đuổi tà khí và thu hút tài lộc[10]. Nhiều người săn cả cặp chim công làm quà biếu Tết, lông đuôi chim công đáp ứng được yêu cầu làm quà Tết, lại phù hợp với giới kinh doanh tin phong thủy. Nhiều thợ rừng giết cả con công chỉ chặt lấy phao câu có dính bộ đuôi để làm vật phẩm thờ cúng[10], nó là con vật nuôi được nhiều người làm ăn buôn bán săn lùng.

Nuôi chim

Lồng nuôi chim côngVườn bách thảo Hà Nội

Công là loài động vật có nguồn gốc hoang dã song nuôi loài này không quá khó. Chuồng trại chỉ cần thoáng mát, kiên cố, kín để tránh chim bay đi, tường xây bằng gạch xi măng, mái lợp bờ lô, xung quanh vây lưới B40, diện tích tổng cộng không quá một sào Bắc bộ[5]. Chim công mang giá trị kinh tế cao, giá bán tương đối ổn định, đầu tư ít, chuồng trại đơn giản, nhân giống nhanh, nuôi chúng cũng dễ như nuôi gà, tỷ lệ nuôi sống cao, thức ăn đơn giản, dễ kiếm, chi phí thức ăn cho một con chim công trong một năm chỉ khoảng 200.000 đồng, mỗi năm, công thay lông đuôi một lần, khoảng 50-70 chiếc. So với nuôi các loài khác, mức thu nhập từ chim công cao gấp 4-5 lần[15] Ở Việt Nam chim công thường được nuôi tập trung trong chuồng trại theo mô hình công nghiệp, mô hình nuôi công đang được áp dụng ở một số vùng phía Bắc.

Chúng có sức đề kháng tốt, có thể chống chọi được với các loại bệnh thông thường. Chim công cũng có thể nhiễm một số bệnh như gia cầm như đi ngoài, cúm, nhưng nhờ sức đề kháng tốt, công rất ít khi bị bệnh, ít bị bệnh đường ruột và hô hấp, nên tiêm phòng cho công như gia cầm, thường xuyên rải men vi sinh khắp chuồng trại, thiết kế thêm một chuồng phụ để chăm sóc riêng chim công bị bệnh tránh lây nhiễm cho các cá thể khác. Không gian nuôi chim công phải luôn khô thoáng để phòng tránh bệnh. Dùng cát vàng rải nền chuồng để hút ẩm giúp công không bị bẩn và phòng ngừa giun, sán, có phần sân phía trước để công có chỗ tắm nắng, vận động[13][14].

Điều quan trọng trong nuôi chim công là thức ăn phải sạch, vệ sinh chuồng trại theo định kỳ và tiêm ngừa vắc xin, vệ sinh chuồng trại không kỹ nên chim công bị nấm dưới móng chân dẫn đến liệt rồi chết. Đây là bệnh chim công thường gặp phải nhất, người nuôi hằng ngày phải tỉ mẩn quan sát từng con. Nếu nhìn mắt chim công tinh anh, lanh lợi thì con đó khỏe mạnh, còn những con ban ngày ủ rũ đứng một mình, ban đêm thở nhanh và gấp là đang bị bệnh[16].Chỉ cần nhìn vào mắt công là biết chúng khỏe hay yếu. Mắt nhanh, long lanh như hai giọt nước là khỏe còn lờ đờ, chậm chạp thì phải tìm nguyên nhân[5].

Sự kiện

Công xanh Việt NamCông xanh Việt Nam tại Đại Nam

Xảy ra vụ việc chim công quý hiếm lạc giữa phố ỏ thành phố Hồ Chí Minh. Vào tháng 10 năm 2016, một con công to lớn đậu trên sân thượng một nhà dân trên đường Trần Quốc Thảo, Quận 3, đây là con chim trống, con chim này có kích thước khá lớn, cao chừng nửa mét, dài khoảng một mét, đầu có mào cao, lông sặc sỡ, óng ánh nó quanh quẩn ở đây 2 ngày nay rồi nhưng không ai lại gần được, nó thong dong đi lại trên mái nhà khá lâu, tiếp tục đi loanh quanh trong nhiều giờ. Vài thanh niên trèo lên sân thượng vây bắt nhưng chim nhảy sang nhà khác. Gần chục thanh niên làm công trình cạnh đó dùng gậy chia nhau xua đuổi, vây bắt khổng tước nhưng không thành, đến 12h chim bay mất. Nhiều người đã leo lên nóc nhà để nhìn tận mắt chim công và quay phim, chụp hình. Một số thanh niên gần đó đã lên bắt con công này nhưng không được do chim bay quanh quẩn trên sân thượng, mái nhà nhà dân, thấy động, chim công bay sang và len lỏi vào bụi cây của mái nhà bỏ hoang gần đó kiếm ăn và đứng ở đây nhiều giờ đồng hồ[4][6][8][12][17]

Người dân gọi điện báo cho Thảo Cầm Viên Sài Gòn tới bắt. Các nhân viên của đơn vị này sau đó đã xuống vị trí chim đậu, tìm cách tiếp cận. Thấy động, con chim tiếp tục bay trên mái nhà dân. Sau hơn một ngày bay lạc vào khu dân cư, chiều hôm sau chim công có dấu hiệu đuối sức, bay đậu trên khu vực cửa sổ của một tòa nhà, chim đã nhiều lần bay qua lại đuối sức, rồi lao vào một bức tường, rơi xuống đất, nhân viên mang vợt, bao tải đã vào khu vực phía trong tòa nhà tiếp cận thì chim công vươn cánh bay được một đoạn rồi sà xuống vỉa hè. Khi họ cầm vợt đến gần thì chú chim bay từ dây điện sang một sân thượng cạnh đó, Nhiều lần bay qua lại tránh né, chim công tỏ ra đuối sức, chậm chạp rồi đâm sầm vào một bức tường, rơi xuống đất. Nhân viên nhanh tay dùng vợt bắt lấy chim trên đưa về Thảo cầm viên Sài Gòn chăm sóc nhờ sự hỗ trợ của lực lượng chức năng Phường 7[7][8][18][19][20].

Con chim sau khi bị bắt có tình trạng mệt mỏi, kiệt sức vì đói. Các nhân viên sau đó đưa con chim về cho ăn, chăm sóc nên sức khỏe con vật đã tương đối tốt, ổn định, ăn uống tốt, được nuôi cách ly để theo dõi thể trạng và đánh giá sức khỏe[6]. Dự định nuôi dưỡng, chăm sóc, sau đó, cho lai tạo để giống chim này được tăng cường phục vụ cho người dân đến xem.

Sau đó, một sư thầy ở Vĩnh Long có đến nhận là chủ con công bị mất trộm, trong chùa Sơn An có nuôi bốn con chim công, trị giá mỗi con khoảng 20 triệu đồng. Đây là loại chim quý hiếm được nuôi dưỡng khá lâu trong khuôn viên chùa. Giống vật này sư xin được từ một người bạn ở Miền Trung và đem về nuôi đã được 3 năm khi chúng còn nhỏ. Cách đây khoảng 2 tháng bị kẻ lạ đột nhập bắt mất ba con (2 con chim trống và một con chim mái). Vụ việc mất chim, chùa đã báo lên công an địa phương, Công an xã Thanh Đức (huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long) đã xác nhận vụ mất trộm. Trụ trì chùa Sơn An đến để nhận lại chim. Tuy nhiên, chim công thuộc nhóm động vật rừng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, chủ sở hữu cần phải chứng minh được nguồn gốc kèm các thủ tục pháp lý, đến cơ quan có thẩm quyền đăng ký[6][7][18][21]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Công_lục_Đông_Dương http://www.nhbs.com/series/185545/the-howard-and-m... http://www.cornellpress.cornell.edu/book/?GCOI=801... http://www.itis.gov/servlet/SingleRpt/SingleRpt?se... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/kho-ng-tuo-c-... http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/nguo-i-sa-i-g... http://kinhdoanh.vnexpress.net/tin-tuc/khoi-nghiep... http://www.catalogueoflife.org/annual-checklist/20... http://www.eol.org/pages/1267651 http://laodong.com.vn/ong-kinh-sai-gon/thao-cam-vi...